Nhà nước qui định lương tối thiểu 2019 05/11/2019 Quy định về mức lương tối thiểu vùng 2019 Quy định về mức lương tối thiểu vùng 2019 theo quy định mới nhất. Ngày 16/11/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Nghị định quy định về tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Như vậy Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 sẽ từ 2.920.000 đồng đến 4.180.000 đồng tương ứng với mức tăng 160.000 đồng đến 200.000 đồng tùy theo từng khu vực. Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. I. Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 – Cơ sở pháp lý. – Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP. + Nghị định được ban hành ngày 16/11/2018. Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động. + Ngày có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. II. Quy định mới nhất về mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Mức lương tối thiểu vùng là gì? Tại sao lại phải quan tâm đến mức lương tối thiểu vùng? Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 là MỨC THẤP NHẤT làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương trong năm 2019. Trong đó: Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Và cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. (Đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo). Sau đây Tin tức kế toán xin được chia sẻ với các bạn các đối tượng áp dụng, mức lương tối thiểu vùng, nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019. 1. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 157/2018/NĐ-CP, đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2019. Bao gồm: – Thứ nhất: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định. – Thứ hai: Các doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. – Thứ ba: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. – Thứ 4: Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). 2. Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 từ ngày 01/01/2019 là bao nhiêu? Theo quy định tại Điều 3 –“Mức lương tối thiểu vùng” Nghị định 157/2018/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2019 như sau: Quy định về mức lương tối thiểu vùng 2019. 3. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2019. – Nguyên tắc thứ nhất: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Nếu Doanh nghiệp có các đơn vị phụ thuộc (như: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…) hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau. Thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Ví dụ: Công ty CP Tập Đoàn Kế Toán Hà Nội có các chi nhánh hạch toán độc lập tại Thành Phố Biên Hòa (Vùng I),Thành Phố Thái Nguyên (Vùng II), Huyện Duy Tiên của Tỉnh Hà Nam (Vùng III)….Thì các chi nhánh này sẽ áp dụng mức lương tối thiểu riêng của từng vùng đối với địa bàn đó. Mà không phải áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng tại trụ sở chính. – Nguyên tắc thứ 2: Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau. => Thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. – Nguyên tắc thứ 3: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách. Thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi có quy định mới. – Nguyên tắc thứ 4: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn . Hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau. => Thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV. => Thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP. 4. Cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019. – Thứ nhất: Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó: mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất. – Thứ hai: Doanh nghiệp phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. – Thứ ba: Khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019: + Không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. + Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của Công ty. NHƯ VẬY: Mức lương tối thiểu vùng chính là mức lương thấp nhất để tham giao bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định 157/2013/TT-BTC quy định về lao động qua đào tạo bao gồm: “2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.Bao gồm: a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005; c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề; d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm. đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp; e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học; g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài; h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.” Ví dụ: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội có trụ sở chính tại địa chỉ: Số 4, ngõ 322, Đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội. Ngày 15/02/2019 Công ty có tuyển Ông A làm nhân viên bảo vệ. Chị Nguyễn Hoài Linh làm chức vụ trưởng phòng kế toán. Yêu cầu bằng cấp của chị Linh là tốt nghiệp loại khá chuyên ngành kế toán. Như vậy, việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau. – Bước 1: Xác định Công ty thuộc vùng I, hay II, III, IV. Căn cứ vào phụ lục kèm theo Thông tư 157/2018/TT-BTC. Ta xác định được Quận Thanh Xuân thuộc Khu vực I. Như vậy mức lương tối thiểu vùng năm 2019 quận Thanh Xuân là 4.180.000 đồng/tháng. – Bước 2: Xác định mức lương tối thiểu vùng năm 2019 đối với từng đối tượng. + Ông A là nhân viên bảo vệ (Đây là công việc không đòi hỏi qua đào tạo, học nghề). Do đó mức lương thấp nhất khi Công ty Kế toán Hà Nội ký hợp đồng với Ông Trung là 4.180.000 đồng/tháng. + Chị Nguyễn Hoài Linh là trưởng phòng kế toán. Công việc này đòi hỏi phải qua đào tạo ngành kế toán. Do đó mức lương thấp nhất khi Công ty ký hợp đồng với Chị Linh phải cao hơn ít nhất 7%. Bằng: (4.180.000 + 4.180.000*7%) = 4.472.600 (đồng/tháng). KHI MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG THAY ĐỔI. – Doanh nghiệp cần phải làm gì? – Đối với người lao động mà doanh nghiệp đang ký hợp đồng lao động thấp hơn 4.180.000 (đồng/tháng) đối với lao động giản đơn. Hoặc 4.472.600 (đồng/tháng) đối với lao động đã qua đào tạo. => Thì làm quyết định tăng lương, hay phụ lục hợp đồng lao động đối với các đối tượng này. – Bên cạnh đó Kế toán cần phải kiểm tra, đối chiếu lại thang bảng lương mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp bậc lương, mức lương trong thang bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Thì Doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh và nộp lại thang bảng lương cho cơ quan BHXH. Song song việc điều chỉnh thang bảng lương là làm thủ tục báo tăng mức tham gia BHXH cho người lao động. * Chú ý: Theo quy định tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP ngày 13/09/2018. Thì kể từ ngày 01/11/2018, đối với doanh nghiệp dưới 10 lao động sẽ được miễn gửi thang bảng lương. Trên đây là các quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2019 theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Quy định về mức lương tối thiểu vùng 2019 áp dụng từ ngày 01/01/2018. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Và tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình để có những điều chỉnh kịp thời. Chúc các bạn thành công!